Việt Nam Quê hương cây chè
Việt Nam – Trung tâm của Đông Nam Á – là cái nôi phát triển của cây chè.
Chúng ta tự hào có những rừng chè cổ thụ nhất thế giới và gìn giữ tục uống chè tươi độc đáo đã có từ ngàn năm.
Tộc Lạc Việt có tục uống chè tươi độc đáo trên thế giới tồn tại mãi trong lịch sử, mà các tộc Bách Việt khác hiện nay không có.
Điều này nói lên từ thủa xa xưa, uống chè tươi đã là một nét văn hóa ẩm thực trong cuộc sống người Lạc Việt và cây chè đã có mặt trong đời sống con người từ thủa bình minh lịch sử. (Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ & TS. Đô Thị Ngọc Oanh – Khoa học văn hóa trà thế giới & Việt Nam
Từ vùng cao tới đồng bằng, đâu đâu dân ta cũng biết dùng chè tươi làm nước uống.
Thật thân quen và gần gũi mỗi sáng ra vườn hái nắm lá chè bánh tẻ bên vườn nhà về nấu là có thức uống thanh mát cho suốt cả ngày.
Có nơi nào trên thế giới này được hưởng sự thuần khiết, tươi ngon của chén chè tươi mà mỗi ngày người Việt đều có thể dùng
Cây chè gắn liền với đời sống con người. Khi trẻ con mới được sinh ra, một số nơi đồng bào vùng cao vẫn lấy búp chè non xát vào bàn chân, bàn tay để cho bàn tay đi rừng, bàn chân leo núi dày dạn hơn.
Tắm bằng lá chè là liệu pháp rất tốt cho cả trẻ em và người lớn trị các bệnh ngoài da.
Lá chè tươi qua chế biến sấy khô sẽ thành trà và trà là một lễ vật không thể thiếu trong cúng tế, cống phẩm, quà tặng trong các dịp lễ tết,… Trong lễ kết duyên vợ chồng, trà cũng không thể thiếu trong mâm lễ vật.
Người Việt từ khi chào đời đã thấy cây chè và khi xa thế giới trần gian cũng gắn bó với trà. Trà có mặt trong suốt cuộc đời con người.
Trà ở Việt Nam không chỉ là đạo mà trà đã là cuộc sống
Đi suốt dọc dãy núi Hoàng Liên Sơn trên địa phận Tây Bắc đều gặp những rừng chè có mọc tự nhiên trên vùng núi cao trên 1.400 – 1.500 mét so với mực nước biển.
Giống chè cổ thụ shan tuyết ở đây khác hẳn với các giống chè của Trung Quốc và Ấn Độ Các cánh rừng chè shan tuyết có tuổi thọ trên 500 năm, thân cây chè xù xì nấm mốc trắng bàng bạc, bị rêu xanh phủ kín gốc, cảnh lá vươn dài.
Theo thống kê không đầy đủ, hiện cả nước ta có trên 170 hec-ta là rừng chè shan tuyết cổ thụ. Tại xã Giàng Cao, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái còn rất nhiều cây lớn phải bốn tới năm người. ôm, tán cây tỏa rộng trên 6 mét.
Vùng Lùng Tạo, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có những cây chè shan tuyết cao trên 10 mét đứng sừng sững thành rừng dọc sườn núi. Vùng chè Tủa Chùa thuộc phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên có trên 10.000 cây, những cây chè cổ thụ được mệnh danh là “vàng xanh” mà thiên nhiên ban tặng.
Hiện Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè Việt Nam đã chọn lọc 12 cây để nghiên cứu, riêng cây đánh số 12 tại Sín Chải có kích thước lớn nhất, chu vi hơn 2 người ôm và vùng chè Tà Xùa của huyện vùng cao Bắc Yên tỉnh Sơn La có khoảng 2 hec-ta chè shan tuyết cổ thụ, thân bạc xù xì, cao lênh khênh cho búp trắng, cánh lá non màu vàng nhạt rất khác biệt.
Tại Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có rừng chè cổ với chiều rộng chừng 1km. nhưng trải dài đến hàng chục ki-lô-mét.
Lạc vào rừng chè shan tuyết cổ thụ, chắc bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp uy nghi của các lão chè nhưng không già nua chút nào, vẫn đâm những búp chè xanh ngắt thẳng lên trời. Vẻ đẹp khó có gì miêu tả được đầy đủ nhất mà chỉ có thể mời bạn lên đường. và cảm nhận.
Bởi khí hậu đặc thù vùng núi đá nơi đây vào mùa đông giá lạnh, trên các ngọn núi cao, sương phủ khắp cành cây, ngọn cỏ. Những cây chè tưởng chừng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương, trợ cành khẳng khiu bám đầy sương, tuyết. Rồi mùa xuân đến, cây chè lại nảy mầm, đâm chồi, đem đến một mùa chè bội thu.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Phạm Văn Đông đã thăm rừng chè cổ thụ tại Suối Giàng, Yên Bái. Bức ảnh còn lưu lại cây chè có lớn với mười làm người ôm không hết.
Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á, bao gồm vùng Tây Nam Trung Quốc, Bắc Myanmar, Bắc Lào và Bắc. Việt Nam hiện nay.
Cây chè được cư dân Bách Việt phương Nam, thuộc nền văn hóa lúa nước phát hiện đầu tiên trên thế giới sử dụng làm dược thảo.
(Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ – TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh – Khoa học văn hóa trà thế giới & Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, 2008)
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2019, chúng ta có tổng diện tích trồng chè đạt 133.000 hec-ta với sản lượng chè tươi đạt 1020.000 tấn tương đương 200.000 tấn chè khô.
Hiện đứng thứ năm trên thế giới về sản lượng trà xuất khẩu. Cả nước đã có 370 tổ chức và cá nhân xuất khẩu sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khối lượng đạt gần 140.000 tấn, kim ngạch đạt 245 triệu USD, giá bình quân 1.756 USD/tấn.
Trà xuất khẩu gồm: Trà đen chiếm 47%, trà xanh chiếm 52% (gồm cả trà ướp hương và trà oolong), còn lại các loại trà khác chiếm 1%.
Cây chè ở Việt Nam đã được biết đến rất sớm và nó gắn liên với đời sống sinh hoạt của con người. Phong cách uống chè tươi – một lối uống chè bình dị mà thanh cao từ ngàn năm đã nói lên điều đó.
Bãi chè cổ thụ shan tuyết lá to tại xã Lùng Tao, Cao Bồ, Hà Giang
Theo cuốn Trà kinh của Lục Vũ (733 – 804) ngay khi nói về nguồn gốc trà đã ghi: “Trà, giống cây quý ở phương Nam.
Thân cao một thước hai thước cho tới vài chục thước. Cây này tựa cây qua lô, là như là chỉ tử (dành dành), hoa như hoa tưởng vì trắng, quả như quả binh lư (quả cọ), nhị như nhị đinh hương, rễ như rễ hồ đào.
Sách Đồng Quân Lục (Trung Quốc) chép: “Người phương Nam có giống cây qua lô,… dân hai vùng Giao, Quảng là chuộng nhất Vùng Giao, Quảng tức Giao Châu và Quảng Châu.
Quảng Bác vật chi (Trung Quốc) chép: “Cao lư, là tên riêng một thứ trà, lá to nhụy nhỏ, người Nam dùng để uống”
Một số vùng chè tập trung chính ở Việt Nam
- Vùng chè Tây Bắc: tập trung ở tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: bao gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, và Lào Cai. 3. Vùng chè Đông Bắc: gồm tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang.
-
- Trung du Bắc Bộ: gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ Hòa Bình. Nổi bật là Thái Nguyên có diện tích trồng ch đạt 18.000 hec-ta đứng thứ 2 trong cả nước, sản lượng chè khô đạt 200.000 tấn.
- Vùng chè Trung Bộc bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam.
- Vùng chè Tây Nguyên: Chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai, Kon
Trà Thái Nguyên | Tâm An Tea – Trà loại 1 chính gốc Tân Cương
Tum và Đắk Lắk.
Riêng Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước đạt 23.900 hec-ta chiếm 19% diện tích chè cả nước.
Đồi chè oolong Di Linh, Lâm Đồng
trích theo Phát Thảo Danh trà Việt
Yang Đỗ có duyên đến với trà Việt và đang trên hành trình kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa trà Việt, mình mong muốn học hỏi và nhận được đóng góp chia sẻ để lan tỏa, mọi vấn đề về thông tin nội dung và hình ảnh quý bạn đọc có thể bình luận và phản hồi với Yang, trân trọng và biết ơn!