Bản Bẹ Tà Xùa ngày mưa có đến hơn 5 7 điểm bị sạc lở chia cắt. Càng lên cao, mây như ôm trọn chiếc xe nhỏ, chúng tôi chính thức hòa vào không khí trong lành của núi rừng.
Hành trình đi tìm cây chè Shan Tuyết có mấy chông chênh cũng không bì được sự trông chờ của chúng tôi về một sản vật Vùng Tà Xùa.
Có đến mấy Bản (xã) có cây chè Shan Tuyết, điểm đến của đoàn Tâm An Tea chính là Bản Bẹ, một xã nhỏ nằm khuất sâu trong làn sương mờ.
Nơi có cả một vùng chè Shan qua đến 3 4 đời người đang vươn mầm sống mạnh mẽ.
Bản Bẹ Tà Xùa – Nguồn sống lý tưởng của cây chè Shan Tuyết.
Chúng tôi đến nhà một thanh niên trẻ, anh A Tống.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, A Tống đã trở thành một người dẫn dường sành sõi cho chúng tôi trong hành trình chinh phục lão đại làng Trà Việt.
Trên Bản Bẹ, người dân có mấy mươi hộ, đa số là người H’mông, là anh chị em, chú bác trong gia đình.
Cuộc sống hầu như vẫn khá đơn giản, không bị tác dộng khác phá vỡ đi văn hóa nơi đây.
Nơi núi cao hiểm trở này, họ gắn liền với cây chè Shan Tuyết. Chẳng biết từ bao giờ, họ ở đây, cây chè đã ở đó. Quần thể cây chè Shan Tuyết ở Bản Bẹ có hơn 2000 cây, đủ các lứa tuổi.
Từ đường lên bản, chúng tôi được A Tống giới thiệu ngay một thân chè cổ thụ di sản của Việt Nam.
Thân cây to đến 2 người ôm mới xuể, cành lá vươn ra, lá cành tươi tốt như một già làng đã trải đủ sương, vươn đủ gió và cũng đã chứng kiến thăng trầm nhiều đời người.
Cây chè với người dân Bản Bẹ như một già làng, một hình ảnh vừa thân quen lại hùng vĩ.
Con đường đến vùng chè Shan Tuyết mới chỉ bắt đầu, mọi người đi con đường nhỏ mem theo đồi núi.
Điều kì diệu mà chúng tôi được thấy chính là cả một vùng chè tự nhiên đang hiện ra.
Qua khoan thẩm định của địa phương, đội ngũ Tâm An Trà biết tuổi cây, từ đây có nhiều nhận định và khám phá về cách bảo tồn, thu hái, chế biến chè sao cho hợp lý nhất.
Các cá thể cây chè mọc tự nhiên, sống tự nhiên nên không có sự phân chia khu vực rõ ràng.
Phải thân thuộc lắm, mới có thể nhìn cây nói tuổi.
Những cây vài chục năm tuổi, thân nhỏ, thấp. Cũng có cây đã lặp lại 4 mùa hàng trăm lần, thân to tán rộng, sừng sững giữ lưng đồi.
Con đường đi hái chè của nhà A Tống dốc đứng, lại trơn trợt, cây trà không cố định, cũng không có sự phân bổ theo tuổi. Bởi là cây chè Shan tự nhiên nên có nhiều độ tuổi chiêm xen vào nhau.
Hầu hết, cây chè Shan Tuyết lâu năm thân sẽ to đên 1 2 người ôm, vỏ đầy địa y, lan rừng, tán rộng và cao. Tuy nhiên, cũng có những cây mọc nơi thổ nhưỡng tốt, mới hơn trăm năm thân đã đồ sộ.
Quanh đây không có sự hiện diện của thuốc hóa học hay công cụ hiện đại, mỗi lá chè thu vẫn trọn vị thanh khiết.
Bạn đã bao giờ nhai một lá trà tươi chưa?
Lá trà Shan Tuyết dày hơi cây chè thường, màu sắc mướt căng và óng ánh.
Búp non có lớp áo tơ trắng như tuyết. Búp non không vươn nhanh như vườn chè thường, phải mất hơn 1 tuần búp chè mới lên, 1 năm chỉ thu trong 6 tháng. Lúc chặng đường mệt mỏi, chúng tôi sẽ nhai 1 búp non.
Ban đầu là đắng chát nhẹ, sau là ngọt hậu vị và thấy khoan khoát lạ thường.
Nhiều năm về trước, người ta chưa hiểu hết giá trị chè Shan Tuyết , người địa phương đã chặt đi nhiều.
Sau này, cây chè như một phần kinh tế chính của họ, họ trân trọng và vui vẻ vì cây chè Shan Tuyết trên đất đồi bản làng.
Thu chè đúng cách sẽ giúp bảo tồn cây chè và giúp tái đầu tư cộng đồng, để những bữa ăn đủ đầy, váy đỏ xinh tươi và đường đến trường ngắn lại.
Bởi thế, Bản Bẹ Tà Xùa là nơi chè ươm mầm khát vọng mới.
Tâm An Tea có một niềm tin lớn rằng mỗi gói trà Shan Tuyết đều có thể thành tri âm cùng khách thưởng.
- CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TÂM AN
- Điện thoại: 0896 434 328 – 0969 819 381
- Địa chỉ: 88 Lê Thi Hồng, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM
Yang Đỗ có duyên đến với trà Việt và đang trên hành trình kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa trà Việt, mình mong muốn học hỏi và nhận được đóng góp chia sẻ để lan tỏa, mọi vấn đề về thông tin nội dung và hình ảnh quý bạn đọc có thể bình luận và phản hồi với Yang, trân trọng và biết ơn!