Nội dung chính
- 1 TRÀ PHỔ NHĨ TÀ XÙA (RỜI) – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM
- 2 Nguồn gốc và phân loại trà Phổ Nhĩ
- 3 Phân loại trà phổ nhĩ
- 3.1 Trà phổ nhĩ được phân làm 2 loại: phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín
- 3.1.1 Phổ nhĩ sống:
- 3.1.2 Được làm theo phương pháp cổ truyền lâu đời trải qua các công đoạn: hái – xào – phơi dưới nắng – đóng bánh – lưu trữ. Do không có quá trình sấy mà chỉ làm khô bằng ánh nắng mặt trời tự nhiên nên các enzym trong trà không bị tiêu diệt hết mà sẽ tham gia hoàn toàn vào quá trình lên men lưu trữ kéo dài hơn 100 năm. Nhờ lên men kéo dài mà phổ nhĩ sống sẽ có hương vị độc đáo và biến đổi theo thời gian.
- 3.1.3 Phổ nhĩ chín:
- 3.1.4 Xuất hiện từ năm 1974 và được làm theo phương pháp lên men cưỡng bức nhờ can thiệp kỹ thuật khoa học hiện đại tại các nhà máy. Nhờ phương pháp này mà thời gian lưu trữ và lên men trà rút ngắn còn vài tháng. Quá trình lên men ngắn sẽ kéo theo hương vị trà ít mốc hơn và phù hợp với người mới thưởng trà.
- 3.1 Trà phổ nhĩ được phân làm 2 loại: phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín
- 4 TRÀ PHỔ NHĨ SỐNG TÀ XÙA (RỜI) – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM
TRÀ PHỔ NHĨ TÀ XÙA (RỜI) – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM
Nguồn gốc và phân loại trà Phổ Nhĩ
Trà phổ nhĩ hay pu-erh tea là một loại trà được lên men theo phương pháp truyền thống của người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Một số tài liệu ghi chép lại thì thực chất phương pháp ủ trà Phổ Nhĩ xuất phát từ các dân tộc thiểu số sống ở miền nam Trung Quốc
Trà phổ nhĩ được làm từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ theo phương pháp đóng thành những bánh trà nén và cho lên men tự nhiên.
Quá trình lên men trà có thể kéo dài cả trăm năm và nhờ vào đó giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển nhờ vào nguồn tinh bột dồi dào từ lá trà Shan chất lượng. Trà phổ nhĩ càng để lâu thì chất lượng và giá thành càng cao.
Khi thưởng thức trà phổ nhĩ có mùi thơm đặc trưng với nước trà vàng đậm kèm mùi thơm và mùi mốc nhẹ do quá trình lên men tự nhiên của trà tạo nên. Cũng nhờ quá trình lên men này mà vị trà được nâng cao vị chát dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn.
Hiện nay nhiều người nhầm lẫn trà phổ nhĩ là loại trà bánh, mà bản chất là trà lá rời để dễ dàng vận chuyển đi xa nên được đóng thành các khối như tròn, vuông, hình chữ nhật, cho vào vỏ quýt,.. theo trọng lượng khác nhau.
Tuy nhiên, trà bánh muốn sử dụng người thưởng trà phải mất thời gian để cắt nhỏ ra sử dụng.
Hiện tại công nghệ hiện đại thời 4.0 vận chuyển hàng hóa khá thuận tiện chỉ cần vào ngày là có thế đến nhà khách hàng. Để thuận tiện cho khách hàng, chỉ cần lấy trà và pha trà, không phải cầu kỳ dùng dao để cắt nhỏ bánh trà,
Tâm An Tea đã cho ra loại trà phổ nhĩ shan tuyết sống dạng rời, dễ dàng sử dụng và chất lượng không hề thua kém trà phổ nhĩ sống dạng bánh.
Phân loại trà phổ nhĩ
Trà phổ nhĩ được phân làm 2 loại: phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín
Phổ nhĩ sống:
Được làm theo phương pháp cổ truyền lâu đời trải qua các công đoạn: hái – xào – phơi dưới nắng – đóng bánh – lưu trữ. Do không có quá trình sấy mà chỉ làm khô bằng ánh nắng mặt trời tự nhiên nên các enzym trong trà không bị tiêu diệt hết mà sẽ tham gia hoàn toàn vào quá trình lên men lưu trữ kéo dài hơn 100 năm. Nhờ lên men kéo dài mà phổ nhĩ sống sẽ có hương vị độc đáo và biến đổi theo thời gian.
Phổ nhĩ chín:
Xuất hiện từ năm 1974 và được làm theo phương pháp lên men cưỡng bức nhờ can thiệp kỹ thuật khoa học hiện đại tại các nhà máy. Nhờ phương pháp này mà thời gian lưu trữ và lên men trà rút ngắn còn vài tháng. Quá trình lên men ngắn sẽ kéo theo hương vị trà ít mốc hơn và phù hợp với người mới thưởng trà.
TRÀ PHỔ NHĨ SỐNG TÀ XÙA (RỜI) – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM
– Xuất sứ: Tà Xùa, Sơn La
– Loại trà: cây trà từ 200 năm tuổi trở lên
– Độ cao: 1500m-1700m
– Phẩm trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea (1 tôm 2,3 lá)
– Được người dân H’Mông bản địa thu hái thủ công bằng tay từ những cây chè Shan Tuyết Cổ Thụ có tuổi đời từ 200 năm tuổi trở lên tại quần thể cây chè Shan Tuyết Bản Bẹ, Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La.
– Búp chè sau khi thu hái về được phân loại, làm héo & diệt men có kiểm soát do được áp dụng công thức riêng, sau thành phẩm đem ủ chum 6 – 8 tháng.
– Phẩm trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea (1 tôm 2,3 lá) đạt đủ các yếu tố về Hương – Sắc – Vị – Hình đây là các yếu tố cần và đủ để đánh giá một phẩm trà có chất lượng.
- Quy trình sản xuất: Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Lên men dần theo thời gian
- Màu sắc của trà: màu xanh lá cây với màu xanh đậm, một số bộ phận của trà sẽ chuyển sang màu đỏ và màu vàng, màu trắng của búp trà shan tuyết được phủ lớp mao trắng.
- Hương vị trà: hương vị hơi ngọt, béo ngậy khoang miệng, một chút đắng. hương thơm thoảng mùi trái cây rừng
- Nước trà: có màu vàng ánh
Cách pha Hồng Trà Shan Tuyết thơm ngon
trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM là loại hồng trà thơm ngon chất lượng Nước pha trà thường được khuyến khích dùng nước tinh khiết đun sôi 100 độ C.
1/ Làm nóng và vệ sinh ấm
- Sử dụng nước sôi 100 độ C rót đầy vào ấm
- Đậy nắp lại, tưới đều nước sôi lên nắp ấm theo chiều kim đồng hồ, để nguyên như vậy trong khoảng thời gian từ 20s đến 25s
- Sau đó, đổ hết nước trong ấm ra ngoài.
-
2/ Làm nóng và vệ sinh ấm
- Chuẩn bị sẵn 8-10g trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea vào cung nhãn
(Lưu ý: lượng trà cần phù hợp với dung tích ấm, ví dụ: ấm 90 đến 110ml cho 4g trà, 150-180g cho 6g trà, 200 đến 250 cho 8 đến 10g trà) - Sau khi đổ hết nước ở Bước 1, cho trà vào ấm và rót nước sôi 100 độ
(khoảng 120ml nước, ½ ấm trà) đậy nắp lắc nhẹ 3s _5s đổ hết nước ra tống, không mở nắp ngay. -
3/ Hãm Trà
-
- Dùng nước sôi 100 độ pha trà
- Lúc này mới mở nắp ra và cho nước vào đầy ấm
- Rót nước lên nắp ấm theo chiều kim đồng hồ
- Hãm trà 30s _50s rồi rót hết nước trà ra chén tống và dùng.
Ngọt hậu sau chén đầu tiên khi uống xong tầm 1 phút, cả khoang miệng đẩy ngọt, cảm giác rõ được vị béo trong khoang miệng.
-
- Các tuần nước tiếp theo cộng thêm 10s – 15s so với tuần nước trước.
- (Lưu ý: Sau mỗi tuần nước, rót hết nước trà ra tống để thưởng trà)Mách Bạn: – trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea – TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ VIỆT NAM là một loại trà được lên men rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là về đường ruột.Những ai bị đau dạ dày, bị đường ruột lời khuyên uống trà thì nên uống –Phổ Nhĩ Sống (rời) vì trong – trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea lên men sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn có ích cho đường ruột.
Cách bảo quản trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea
trà Phổ Nhĩ Sống (rời) Tâm An Tea lên men tự nhiên nên càng để lâu thì trà sẽ càng ngon và mang lại hương vị độc đáo hơn vì vậy cần bảo quản đúng cách để hương vị trà được lưu trữ tốt.
- Nếu dùng liền: bạn tách nhỏ trà ra thành từng hộp ( túi nhỏ) để dùng dần
- Để một thời gian rồi uống: cũng tháo rời trà ra nhưng bỏ trong hộp các tông hay hũ đất không tráng men.
- Lưu trữ lâu dài: Đựng trong hộp kín hoặc có thể hút chân không hoàn toàn.
- Nên để nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm oxy hóa trà và làm giảm vị ngon của trà.
- Để nơi khô ráo, thông thoáng tránh để nơi ẩm làm trà bị nấm mốc. Nên để ở tủ đựng trà thông thoáng gió, có không khí lưu thông giúp quá trình lên men và oxy hóa trà tiếp tục diễn ra giúp bảo quản tốt nhất.
- Độ ẩm tốt nhất để lưu trữ trà là 70%: Độ ẩm vào mùa khô thì khá lý tưởng để trữ . Lưu ý vào mùa mưa độ ẩm tăng cao trên 90% cần bảo quả nơi kín và bình kín tránh độ ẩm tăng cao gây ẩm mốc trà.
Khi lưu trữ nên để trà ở nơi tối và mát mẻ. Nếu trong thời gian lưu trữ trà có mùi hôi, hoặc có nấm mốc mọc trên đó, bạn nên vứt bỏ. Còn nếu trà có mùi mốc hay mùi lạ, các bạn có thể phơi mát vài ngày mùi sẽ tự biến mất.
Link hữu ích: Tổng hợp Hình Ảnh đẹp Phật Giáo
Yang Đỗ có duyên đến với trà Việt và đang trên hành trình kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa trà Việt, mình mong muốn học hỏi và nhận được đóng góp chia sẻ để lan tỏa, mọi vấn đề về thông tin nội dung và hình ảnh quý bạn đọc có thể bình luận và phản hồi với Yang, trân trọng và biết ơn!